HomeTư vấnSo Sánh Xe

So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam

So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam

Mazda BT-50 có 2 mức dung tích, 2 kiểu hộp số và 2 kiểu truyền động, chia thành 3 phiên bản với mức giá khác nhau: Bản 3.2L AT 4WD có giá 839 triệu đồng, bản 2.2L AT 2WD có giá 719 triệu đồng, thấp nhất là 2.2L MT 4WD với mức giá chỉ 684 triệu đồng.

Giá xe bán tải Toyota Hilux

Bảng giá xe Toyota Hilux mới nhất, ĐVT: Triệu VNĐ
 Hilux 2.4E 4X2 MT(Máy dầu số sàn, 1 cầu)Hilux 2.4G 4X4 MT(Máy dầu số sàn, 2 cầu)Hilux 2.8G 4X4 AT( Máy dầu tự động, 2 cầu)
– Giá công bố695793878
– Giá lăn bánh712812899
– Khuyến mãiLiên hệ

Giá xe bán tải Mazda BT50

 
Phiên bản xeGiá niêm yếtKhuyến mạiGiá lăn bánh
Mazda BT50 2.2L 4×4 MT6551 năm BH675
Mazda BT50 2.2L 4×2 AT6791 năm BH700
Mazda BT50 2.2L 4×2 ATH7291 năm BH751
Mazda BT50 3.2L 4×4 ATH8291 năm BH852
Màu xe Mazda BT 50: bạc, đen, đỏ, trắng, xám xanh, xanh đen
Nếu so sánh theo dung tích có thể thấy: trong khi bản dung tích nhỏ (2.2-2.5 lít) có giá cạnh tranh thì mẫu xe dung tích từ 3.0-3.2 lít lại chênh lệch nhau khá nhiều. Liệu mẫu xe dung tích lớn hơn, với mức giá thấp hơn của Mazda có thực sự vượt mặt Hilux bản cao cấp nhất?

Vận hành: Yêu cảm giác lái? chọn Mazda BT-50 – Chỉ cần sự bền bỉ? Chọn ngay Hilux.

BT-50 có gầm xe cao 237 mm, thấp hơn so với Hilux (286mm), kích thước thùng xe 1549 x 1560 x 513 mm cũng hẹp và cao hơn đôi chút so với chiếc bản tải Toyota (1550 x 1620 x 490).
 
Cả 2 dòng bán tải này đều sử dụng loại động cơ Diesel, do đó sự khác biệt về cảm giác lái chủ yếu đến từ dung tích động cơ và khả năng vận hành tương ứng. Nhìn chung, nếu cùng một mức công suất, xe Mazda có ưu thế rất lớn về mặt thông số.
So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam
 
Động cơ Diesel tăng áp với bộ làm mát khí nạp, dung tích 2.2 lít của BT-50 có khả năng sản sinh công suất cực đại 148 mã lực tại 3700 vòng/ phút, momen xoắn 375 Nm tại dải vòng tua thấp 1500 – 2500 vòng/phút.
 
Tuy có dung tích cao hơn song bản Hilux 2.5 lít lại chỉ cho công suất 142 mã lực tại 3400 vòng/ phút và 343 Nm tại 1600-2800 vòng/ phút, chênh lệch rất đáng kể. Phiên bản dung tích lớn hơn của Mazda cũng thể hiện sự vượt trội hoàn toàn. Cụ thể là với dung tích 3.2 lít, khối động cơ trên BT-50 tạo ra 197 mã lực tại 3000 vòng/ phút, 470 Nm tại 1750 – 2500 vòng/ phút.
So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam
 
Xe bán tải Hilux với dung tích 3.0 lít nhỏ hơn, sản sinh công suất chỉ 161 mã lực tại 3400 vòng/ phút và 360 Nm tại 1600-3000 vòng/ phút. Sự vượt trội này tác động rất lớn đến cảm giác lái, mạnh mẽ và khỏe khoắn hơn, Mazda BT-50 dễ dàng ghi điểm với những tay lái trẻ, trong khi đó khối động cơ Hilux có khả năng làm việc bền bỉ hơn.
So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam
 
Tuy cùng hỗ trợ cả số tự động và số sàn, song BT-50 sử dụng hộp số tự động 6 cấp, nhiều hơn một cấp so với trang bị tương ứng trên Hilux, mang lại những chuyển động mượt mà và tiết kiệm nhiên liệu. 2 mẫu bán tải đều có các phiên bản 1 – 2 cầu và tính năng gài cầu điện tử tiện lợi, hỗ trợ tốt cho việc làm chủ chiếc xe, đặc biệt là khi tải nặng hoặc vượt địa hình.
 
Tuy nhiên, cầm lái BT-50 đường dài sẽ có lợi hơn vì xe trang bị ga tự động cruise control. Trợ lái thủy lực mang đến cảm giác lái chân thật, đằm, cảm nhận chuyển động của xe tốt.
So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam
 
Khung sườn xe bán tải được chế tạo chắc chắn và không có nhiều khác biệt, bên cạnh treo sau đều sử dụng nhíp lá quen thuộc, Mazda BT-50 trang bị treo trước độc lập kiểu thanh giằng đôi với lò xo xoắn còn Hilux chọn thiết kế tay đòn kép.
 
Cả 2 mẫu xe đều sở hữu Lazang hợp kim với cùng cỡ lốp 265/65R17, thậm chí cả hệ thống phanh trước sau cũng giống nhau: bánh trước phanh đĩa và bánh sau phanh tang trống.

Ngoại thất: chọn Hilux hiện đại, nam tính hay BT-50 trẻ trung

Kích thước của 2 mẫu bán tải này chênh lệch không đáng kể. Mazda BT-50 có kích thước (dài x rộng x cao) là 5365 x 1850 x 1821 mm, dài hơn một chút so với Hilux là 5330 x 1855 x 1815 mm, các chiều khác hơn kém chỉ vài milimet.
So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam
 
Nếu hình tượng hóa 2 chiếc xe, có lẽ Hilux là một người đàn ông trạc 30-40 tuổi trong khi BT-50 trẻ trung như một chàng trai đôi mươi hừng hực khoe cá tính.
 
Ở Hilux, chất nam tính rắn rỏi thể hiện rõ nét qua những đường dập nổi cứng cáp ở đầu xe, từ lưới tản nhiệt cho đến hốc gió đều được thiết kế góc cạnh gợi nét rất đàn ông. Bộ Lazang đúc 6 chấu cỡ lớn mang cảm giác vững chãi và mạnh mẽ.
 
Ngôn ngữ Doko (hay là dấu ấn Mazda) đã thổi vào xe bán tải Mazda BT-50 cá tính trẻ trung ngay cả khi nó là một mẫu xe bán tải, chính điều này đã góp phần làm thay đổi căn bản nhận thức của mọi người về những chiếc xe chỉ dành cho công việc này.
 
Ngày càng có nhiều người lái BT-50 dạo phố mà không chút nghi ngờ về việc người khác nghĩ gì về mình. Đơn giản là vẻ đẹp của BT-50 cho nó đặc quyền dạo phố như từng chỉ có trên Sedan và gần đây là những SUV cỡ nhỏ.
So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam
 
So sánh phiên bản cao cấp của 2 dòng xe có thể thấy Toyota Hilux 3.0G AT số tự động nổi trội hơn khá nhiều về trang bị: đại diện Toyota trang bị đèn cốt LED dạng bóng chiếu so với đèn Halogen trên BT-50.
 
Ngoài điểm chung là tự động bật/ tắt, cụm đèn Hilux cũng hiện đại hơn với khả năng điều chỉnh góc chiếu tự động cũng như đèn chờ dẫn đường, chưa kể đến dải LED chiếu sáng ban ngày. BT-50 sở hữu tính năng gạt mưa tự động cũng rất đáng chú ý.
 
Cả 2 mẫu bán tải đều sở hữu đèn sương mù phía trước, tay nắm cửa mạ crom, gương chiếu hậu chỉnh – gập điện, tích hợp đèn báo rẽ và đèn phanh lắp trên cao.

Nội thất: Hilux sang trọng, tiện nghi hơn BT-50

Nếu so với bản cũ, Hilux mới là cuộc lột xác thực sự, còn nếu so với BT-50, có lẽ nhiều người phải thừa nhận rằng: Toyota đã nhào nặn sản phẩm quá tinh tế, mang lại ấn tượng sang trọng ngay từ cái nhìn đầu tiên mà đối thủ của chưa đạt được.
 
Lối thiết kế xếp tầng các chi tiết theo chiều ngang, khéo léo dồn bố cục về phía người lái nhưng vẫn cảm nhận được sự hài hòa và cân đối, không quá lệch như nhiều mẫu xe hiện nay mà Hilux đang theo đuổi đã làm say đắm nhiều người.
So sánh Toyota Hilux va Mazda BT-50 tại Việt Nam
 
Bên cạnh các đường viền, các mảng ốp bạc kéo dài theo táp lô tạo nên cá tính và nét sang trọng đặc trưng cho Hilux, cộng thêm màu hiển thị điện tử xanh lam gợi lên sự hiện đại, dịu mắt và trực quan.
 
BT-50 sắp xếp các chi tiết đổ theo chiều dọc, tựa dòng thác chạy từ bảng điều khiển trung tâm xuống cần trục số. Tổng thể thì chiếc xe này có thiết kế không tồi, nhưng nếu vừa bước ra khỏi Hilux và ngồi ngay vào cabin xe sẽ cảm thấy khá nhàm chán.
 
Về trang bị nội thất thì Hilux chỉ nhỉnh hơn một chút kết nối bluetooth, đồng hồ optitron,..Ngoài ra thì 2 mẫu xe này có khá nhiều điểm chung như tay lái bọc da, tích hợp điều khiển âm thanh, màn hình hiển thị đa thông tin, gương chiếu hậu trong chống chói.
 
Hệ thống nghe nhìn cũng không khác biệt đáng kể: Dàn âm thanh CD, hỗ trợ định dạng MP3, kết nối AUX/ USB/ Ipod, Radio với 6 loa. Điều hòa tự động 2 vùng độc lập với cửa gió cho hàng ghế sau. Ghế bọc da, cửa số chỉnh điện, chống kẹt.

Tính năng an toàn: BT-50 vượt mặt Hilux

Hilux sở hữu hệ thống chống bó cứng phanh, phân phổ lực phanh điện tử, hỗ trợ phanh khẩn cấp, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Ngoài 6 túi khí tương tự BT-50 (hàng ghế trước, bên hông và rèm), Hilux còn có 1 túi khí đầu gối tài xế.
 
BT-50 vượt trội hơn khá nhiều tính năng như kiểm soát chống lật (rất cần thiết khi gầm xe khá cao), kiểm soát theo tải trọng, hỗ trợ xuống dốc, cảnh báo phanh khẩn cấp, cũng như cảm biến và camera hỗ trợ lùi/ đỗ xe thuận tiện.
 
Hilux chú trọng đến các giải pháp an ninh từ bộ chìa khóa thông minh, mở cửa thông minh và khóa cửa từ xa còn BT-50 nổi bật với khả năng mã hóa khóa động cơ cũng như hệ thống chống trộm. 

5/5 - (4 bình chọn)