Nếu như trước kia phân khúc Crossover luôn được thống trị bởi 2 cái tên là Xe Honda CRV và Mazda CX5 thì giờ đây thị phần đã được chia sẻ với Mitsubishi Outlander.
Ngay khi vừa ra mắt Outlander phiên bản nâng cấp, nhiều khách hàng đã tỏ ra thích thú bởi tính đa dụng mà xe đang có. Việc bổ sung toàn diện từ nội-ngoại thất cho đến công nghệ và tính an toan biến Outlander thành chiếc Crossover có sức ảnh hưởng nhất bấy giờ.
Nếu bạn thực sự đang phân vân nên lựa chọn đâu trong số 2 cái tên này thì hãy cùng điểm qua bài viết sau đây của muaxegiatot.com để có được cái nhìn khách quan nhất trước khi xuống tiền!
Giá bán và nguồn gốc xe
Mitsubishi Outlander giá bán từ 825-950 triệu đồng cho 2 phiên bản là 2.0 CVT và 2.0 CVT Premium.
Mazda CX-5 giá bán từ 829-1,149 triệu đồng và gồm 6 phiên bản.
Như vậy, hiện Mitsubishi Outlander đang có lợi thế hơn về giá bán khi mức giá niêm yết cho bản tiêu chuẩn của xe rẻ hơn đến 74 triệu đồng so với chiếc Mazda CX-5.
Hiện tại, cả 2 mẫu xe trên đều có nguồn gốc là dạng lắp ráp trong nước nhằm gia tăng sức cạnh tranh về giá lên đối thủ.
Ngoại thất – Hai xe mang hai phong cách riêng biệt
Trước khi được nâng cấp, ngoại hình của Outlander có phần đơn giản và không được tinh tế như Mazda CX-5. Nhưng sau lần cải tiến mới này, kiểu dáng của Outlander trông hầm hố, mạnh mẽ hơn trước với mặt ca-lăng được ốp crom dày bản, sáng bóng.
Phần đầu chiếc Mazda CX-5 tạo điểm nhấn sang trọng trong bộ lưới tản nhiệt hình vòng cung với lớp lưới màu đen huyền bí. Kéo dài lên cao là dải đèn pha sắc nhọn ứng dụng công nghệ LED tự động cân bằng và mở rộng góc chiếu khi đánh lái.
Outlander mới cùng không thể thua kém khi có đèn pha trước được thiết kế lại tinh xảo hơn. Xuyên qua lớp kính là hệ thống đèn LED hình lông vũ góc cạnh nằm ngang. Xe cũng được trang bị đèn LED ban ngày và cả tính năng rửa đèn- trang bị hiếm thấy cùng phân khúc.
Nhìn từ bên hông, Outlander mới trông rất khỏe khoắn, mạnh mẽ với bộ khung cứng cáp mang thiên hướng SUV. Mũi xe tràn, dài về phía trước mô phỏng sự chuyển động trong khi từ trụ A về sau được tạo hình dứt khoát. Đặc biệt, xe còn có kính sau tối màu tạo sự riêng tư.
Mazda CX-5 thì ngược lại, form dáng xe nhấn mạnh ngôn ngữ thiết kế KODO-sự chuyển động của loài báo nên có phần mềm mại và uyển chuyển hơn. Outlander đứng trên bộ vành 18 inch to khỏe kiểu vặn xoáy 2 màu cá tính còn CX-5 19 inch kiểu Goshintai.
Về phần tổng thể phần đuôi, Mazda CX-5 trông hài hòa, nở hậu với điểm nhấn là cụm đèn hậu hình lá tre nằm ngang với các đường LED nhỏ. Ngược lại, Outlander có thiết kế vuông vắn, vững chãi hơn với đèn hậu LED thiết kế ngẫu hứng, cản sau dày và bo tròn.
Nội thất-Outlander bất bại về độ rộng rãi
Tên xe | Mitsubishi Outlander | Mazda CX-5 |
Chiều dài cơ sở (mm) | 2.670 | 2.700 |
Cấu hình ghế, chỗ ngồi | 7 chỗ (5+2) | 5 |
Tính năng sưởi ghế | Có | Không |
Cửa sổ trời | Có | Có |
Vật liệu | Da | Da |
Dù Mazda CX-5 có chiều dài cơ sở đạt 2700 mm, nhỉnh hơn so với Outlander là 2670 mm nhưng Outlander vẫn dành chiến thắng ở hạng mục này.
Các ghế của 2 xe đều sử dụng chất liệu da khá mềm mịn. Tuy nhiên thiết kế nội thất của xe Mazda CX5 trông phóng khoáng, trẻ trung hơn còn Outlander trông đứng tuổi với ốp piano và vân carbon.
Xe Outlander có cấu hình 5+2 hiếm thấy trong phân khúc với sức chứa lên đến 7 chỗ ngồi được xem là lợi thế rất lớn trước đối thủ như Mazda CX-5 . Hàng ghế thứ 3 của Outlander không phải “để cho có” mà được thiết kế và tính toán khá bài bản.
Cụ thể, hàng ghế thứ 3 có trần cao 907 mm, chỗ để chân 716 mm. Hàng ghế 2 cũng có thông số tương ứng lần lượt là 975 mm và chỗ để chân đạt mức 947 mm.
Ghế lái có thể chỉnh điện và mặt đệm lưng có thể điều chỉnh để tìm được độ ngã thoải mái nhất trong khi Mazda CX-5 chỉ có thể chỉnh điện thông thường.
Ấn tượng hơn, đại diện của Mitsubishi còn có tính năng sưởi ghế rất hiện đại- điều mà hiếm mẫu xe nào trong phân khúc được trang bị và chỉ thường thấy trên những chiếc xe sang.
Cả 2 cùng có cửa sổ trời nhỏ phía trước chỉnh điện gia tăng sự thông thoáng, thoáng mát và là nơi thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp.
Tiện nghi- Mazda CX-5 lợi thế hơn
Mitsubishi Outlander | Mazda CX-5 | |
Điều hòa | Tự động 2 vùng | Tự động 2 vùng |
Kết nối Apple Carplay, Android Auto | Có | Có |
Màn hình cảm ứng 7 inch ở trung tâm | Có | Có |
Số loa | 6 loa | 10 loa bose |
Cửa kính 1 chạm | Tất cả các vị trí | Kính lái |
Màn hình hiển thị thông tin trên kính lái | Không | Có |
Mazda Connect | Không | Có |
Định vị GPS | Không | Có |
Ở hạng mục tiện nghi, công nghệ, Mazda CX-5 đang có lợi thế hơn đối thủ nhờ sở hữu màn hình hiển thị thông tin trên kính lái HUD như những chiếc xe sang. Ngoài ra, dàn loa của CX-5 là kiểu loa bose cực chất cho âm thanh sống động hơn rất nhiều.
Các tính năng khác trên 2 xe ít nhiều cũng có sự tương đồng bao gồm kết nối Apple Carplay, Android Auto, màn hình cảm ứng 7 inch ở trung tâm. Tuy vậy, tính năng kính 1 chạm ở tất cả các vị trí chỉ có trên Outlander và được nhiều khách hàng đánh giá cao.
Động cơ vận hành- CX-5 bỏ xa đối thủ
Tên xe | Mitsubishi Outlander | Mazda CX-5 |
Động cơ | MIVEC 2.0L, hút khí tự nhiên | Skyactiv-G 2.5L hút khí tự nhiên |
Công suất | 143 | 188 |
Mô men xoắn | 196 | 252 |
Hộp số | Tự động vô cấp CVT | Tự động 6 cấp |
Về khả năng vận hành, Xe Mitsubishi Outlander có phần “hụt hơi” hơn khi động cơ MIVEC 2,0L chỉ sinh ra 143 sức ngựa và 196 Nm. Trong khi đó, chiếc CX-5 bản 2.5L cho ra đến 188 mã lực và sức kéo đạt 252 Nm.
Thông số này giúp CX-5 vận hành mượt mà, trơn tru cùng khả năng leo đèo dốc rất khỏe khoắn. Những pha vào cua của xe cũng ổn định và thoải mái không bị nhập nhằng nhờ bộ treo Macpherson/liên kết đa điểm và hệ thống kiểm soát gia tốc GVC Plus đặc trưng của Mazda.
Tuy vậy, khả năng chở tải của Outlander cũng khá ổn dù bị bỏ xa. 143 mã lực và sức kéo 196 Nm đủ để xe gồng gánh 7 người leo đèo, dốc thoải mái. Hộp số vô cấp CVT hỗ trợ sang số nhanh, mượt với 7 cấp số giả lập và nhanh nhạy. Khả năng cách âm của Outlander mới được hoàn thiện rất tốt giúp cabin tĩnh lặng hơn.
Hệ thống an toàn- CX-5 nhỉnh hơn đôi chút
Cả 2 xe Outlander và CX-5 đều được trang bị những tính năng an toàn tiêu chuẩn như:
- Chống bó cứng phanh (ABS)
- Hỗ trợ khởi hành ngang dốc
- Cruise Control
- Phân phối lực phanh điện tử (EBD)
- Cân bằng điện tử
- Hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)
Ngoài ra, hai xe cũng có những lợi thế riêng cho mình nhờ những công nghệ sau:
Mitsubishi Outlander | Mazda CX-5 | |
Cảnh báo phương tiện cắt ngang | Có | Có |
Camera quan sát | Lùi | 360 độ |
Túi khí | 7 | 6 |
Cảm biến sau | Có | Có |
Hỗ trợ giữ làn | Không | Có |
Cảnh báo chệch làn đường | Không | Có |
Kết luận
Với màn rượt đuổi đầy kịch tính của 2 đối thủ Nhật Bản, Outlander đã cho thấy những thay đổi tích cực để cạnh tranh sòng phẳng với CX-5.
Dù hiện tại, CX-5 là mẫu xe nhỉnh hơn về công nghệ, vận hành và an toàn nhưng với mức giá bán cạnh tranh cùng nội thất 7 chỗ ngồi với các tính năng quá tuyệt vời. Outlander xứng đáng là lựa chọn cho những gia đình có mức ngân sách vừa phải và ưa thích sự thoải mái mà 3 hàng ghế mang lại.
>> Tham khảo: So sánh Mitsubishi Outlander và Honda CR-V
>> Tham khảo: Bộ 3 Crossover so tài: Mazda CX5, Honda CRV và Mitsubishi Outlander