Hyundai Thành Công chính thức giới thiệu mẫu xe Kona trong tháng 8/2018 vừa qua với sự mong chờ của không ít khách hàng trong nước. Sở hữu ngoại hình khác biệt cùng hàng loạt nâng cấp đáng giá, Hyundai Kona phiên bản 2.0AT được xem là đối thủ đáng gờm để cạnh tranh với mẫu xe Xpander 1.5AT vừa trình làng không lâu.
Giá bán
Giá xe Mitsubishi Xpander 1.5 AT : 620.000.000 đồng
Giá xe Hyundai Kona 2.0 AT : 615.000.000 đồng
So về giá bán thì Xpander và Kona đang có giá bán ngang ngửa, tuy nhiên điều gì khiến khách hàng băn khoăn giữa hai mẫu xe 7 chỗ và 5 chỗ này.
Hãy cùng chúng tôi So sánh Mitsubishi Xpander 1.5 AT và Hyundai Kona 2.0 AT để xem nên mua xe 7 chỗ của Mitsubishi hay mua xe 5 chỗ gầm cao Hyundai.
Thiết kế ngoại thất
Chiếc Xpander 1.5 AT lột xác hoàn toàn trong diện mạo mới đầy cuốn hút với kích thước tổng thể là 4475 x 1750 x 1700 mm, lớn hơn Kona 2.0 AT có vẻ ngoài năng động có kích thước 4165 x 1800 x 1565 mm.
Hai mẫu cùng được trang bị cụm đèn trước dạng Halogen sắc nét với nguồn ánh sáng mạnh giúp người lái thuận tiện trong việc quan sát (Kona 2.0 AT còn có dạng bóng LED cho đèn pha trước).
Nhìn từ trực diện, Xpander 1.5 AT trông hầm hố và bề thế hơn khi sở hữu ngôn ngữ thiết kế trẻ trung, trung tâm là bộ lưới tản nhiệt mạ crom bóng bẩy kết hợp cùng các đường gấp góc cạnh tăng sự khỏe khoắn cho phần đầu xe. Điểm nhấn nổi bật nhất của mẫu xe này chính là hốc đèn khoét sâu táo bạo và cụm đèn sương mù nằm sát cản trước tạo hình tinh tế.
Chiếc xe Hyundai Kona 2024 bản 2.0 AT vẫn theo phong cách định hình đơn giản. Nắm giữ linh hồn của phần đầu xe chính là bộ lưới tản nhiệt hình lục giác dạng tổ ong tạo cái nhìn rất thể thao. Xe có hốc đèn sương mù được thiết kế to bản khá lạ mắt.
Xpander 1.5AT và Kona 2.0 AT tạo dấu ấn rõ nét nhờ những đường gân dập nổi chạy dọc xuyên suốt thân xe. Cả 2 chiếc xe được trang bị gương chiếu hậu gập-chỉnh điện tích hợp đèn báo rẽ hiện đại, cá tính.
Tuy nhiên, chiếc Kona 2.0 AT lại “nhỉnh” hơn nhờ bộ mâm 17-18 inch kết hợp cùng kính chiếu hậu có chức năng sấy trong khi Xpander 1.5 AT không có tính năng này và bộ mâm chỉ 16 inch.
Đuôi xe của Xpander 1.5 AT và Kona 2.0 AT toát lên vẻ nam tính nhờ cánh lướt gió trên cao, dải đèn báo phanh dạng LED được bố trí hài hòa. Tuy vậy, Kona lại tạo được điểm nhấn hơn khi có cụm đèn hậu thanh mảnh dạng LED còn Xpander 1.5 AT là dạng thường hình chữ L.
Nội thất
Xpander 1.5 AT có khoang cabin rộng rãi nhờ chiều dài cơ sở 2775 mm, “áp đảo” Kona 2.0 AT với thông số 2600 mm, nhìn chung hai xe có khoảng để chân khá thoáng. Đa số khách hàng sau khi nhìn ngắm phần táp lô của Xpander 1.5 AT và Kona 2.0 AT đều khen ngợi vì lối thiết kế độc đáo và trang nhã. Nếu chiếc Xpander có bố cục tràn về phía người lái với các đường cắt gãy gọn thì Kona lại có dạng chữ T, các thiết bị được bày trí hài hòa và gọn gàng.
Cả 2 mẫu xe đều được trang bị vô lăng dạng 3 chấu bọc da quen thuộc tích hợp nhiều nút bấm tiện lợi, tay lái của Xpander 1.5 AT hiện đại hơn khi có thể điều chỉnh 4 hướng. Cụm đồng hồ hiển thị rõ nét giúp người lái dễ dàng kiểm soát chiếc xe của mình.
Tất cả ghế ngồi trên Xpander 1.5 AT và Kona 2.0 AT đều có các phiên bản bọc nỉ, tuy nhiên khách hàng của Kona 2.0 AT sẽ có thêm sự lựa chọn chất liệu da với nhiều ưu điểm.
Hàng ghế thứ hai của 2 xe có thể gập 60:40 nhằm tối đa hóa khả năng chứa đồ khi cần thiết. Xpander 1.5 AT lắp ghế lái chỉnh tay 6 hướng trong khi Kona 2.0 AT có thể chỉnh điện 10 huớng giúp tài xế dễ dàng thay đổi tư thế ngồi phù hợp.
Tiện nghi
Xpander 1.5 AT và Kona 2.0 AT đều sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ chỉnh tay. Xpander 1.5 AT phân tán làn khí tốt hơn nhờ có cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau còn Kona 2.0 AT lại cho thấy sự hiện đại khi có thêm tùy chọn điều hòa tự động giúp khoang cabin được làm mát nhanh và sâu.
Hệ thống thông tin giải trí trên 2 mẫu xe được trang bị khá đầy đủ với dàn âm thanh 6 loa mang đến không gian âm thanh sống động. Mẫu xe 7 chỗ Xpander 2024 bản 1.5 AT còn sở hữu các thiết bị khác như đầu DVD, radio, cổng USB, Touch Panel và tính năng thoại rảnh tay.
Kona 2.0 AT sở hữu những trang bị hiện đại hơn là màn hình cảm ứng 8 inch, Arkamys Audio System/Apple Carplay, kết nối Bluetooth, sạc điện thoại không dây, hệ thống AVN định vị dẫn đường.
Vận hành
Dưới nắp capo của Xpander 1.5 AT là khối động cơ 4A91 1.5L MIVEC DOHC 16 van cho công suất tối đa 102 mã lực, mô men xoắn cực đại 141 Nm đi kèm hộp số tự động 4 cấp mang đến cho chủ nhân sự hưng phấn khi điều khiển xe trên mỗi hành trình.
Kona 2.0 AT lợi thế hơn đối thủ khi sử dụng khối động cơ 2.0L Nu 2.0 MPI sản sinh công suất tối đa 147 mã lực, mô men xoắn cực đại 180 Nm đi kèm hộp số tự động 6 cấp giúp người lái tận hưởng cảm giác lái cực kỳ phóng khoáng và mạnh mẽ
Bên cạnh đó, Mitsubishi còn trang bị cho Xpander 1.5 AT treo trước McPherson với lò xo cuộn, treo sau dạng thanh xoắn còn Kona 2.0 AT là treo trước/sau dạng MacPherson/thanh cân bằng.
Ngoài ra, cả 2 xe đều sử dụng hệ thống phanh trước dạng đĩa giúp quá trình vận hành ổn định hơn, phanh sau có sự khác biệt khi Xpander 1.5 AT là dạng tang trống còn trên Kona 2.0 AT là dạng đĩa.
Dễ dàng nhận thấy, khả năng vượt địa hình và “leo lề” của Xpander 1.5 AT lợi thế hơn nhờ gầm cao đến 205 mm, trong khi Kona 2.0 AT chỉ đạt 170 mm. Kona 2.0 AT lại có độ êm ái tốt hơn đối thủ khi được trang bị bộ lốp dày với thông số 215/55R17, 235/45R18 còn Xpander 1.5 AT là 205/55R16.
Xét về mức tiết kiệm nhiên liệu thì Xpander 1.5 AT giành được chiến thắng thuyết phục khi có mức tiêu hao nhiên liệu trong đô thị là 7.6 L/100km, ngoài đô thị là 5.4 L/100km và mức tiêu hao kết hợp 6.2 L/100km.
Trong khi đó, tiết kiệm nhiên liệu chưa phải là thế mạnh của Kona 2.0 AT khi xe có mức tiêu hao nhiên liệu trong đô thị là 8,48-8.62 L/100km, ngoài đô thị là 5.41-5.72 L/100km và mức tiêu hao kết hợp đạt 6.57-6.79 L/100km.
An toàn an ninh
Xpander 1.5 AT và Kona 2.0 AT cùng được trang bị những hệ thống an toàn như: chống bó cứng phanh ABS, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, camera lùi, phanh khẩn cấp BA, phân phối lực phanh điện tử EBD.
Bên cạnh đó, Xpander 1.5 AT còn có: móc ghế an toàn trẻ em, căng đai tự động cho hàng ghế trước, cân bằng điện tử ASC, cảnh báo phanh khẩn cấp, 2 túi khí.
Mặt khác chiếc Kona 2.0 AT chiếm ưu thế hơn khi có: 6 túi khí, cân bằng điện tử ESC, hỗ trợ khởi hành xuống dốc DBC, kiểm soát lực kéo TCS, kiểm soát thân xe VSM, hệ thống cảnh báo điểm mù BSD, hệ thống cảm biến áp suất lốp TPMS, cảm biến lùi.
Hệ thống an ninh của Xpander 1.5 AT và Kona 2.0 AT cũng được nâng cấp rất nhiều nhờ có hệ thống chống trộm và chìa khóa mã hóa chống trộm, vì thế chủ nhân có thể an tâm rời khỏi chiếc xe của mình.
Người dùng đánh giá
Hoangnn (otofun.net): “Kona tốt mà, thời buổi này mong tìm đâu được xe rẻ mà nhiều trang bị như Kona. Tuy nhiên, nếu ai đó nào đang chạy xe ở phân khúc C trở lên rồi mà lái Kona thì sẽ thấy xe có phần nhỏ, còn so với mẫu trong phân khúc như Ford EcoSport thì Kona to hơn”.
Nickname (news.otofun.net): “Một chiếc xe có giá bán hợp lý, hợp với phân khúc, trang bị cơ bản thậm chí về an toàn có thêm cân bằng điện tử là khá tốt”.
Kết luận
Nhìn tổng thể có thể thấy Kona 2.0 AT dường như đang lấn át Xpander 1.5 AT từ tiện, nghi, vận hành cho đến hệ thống an toàn. Tuy nhiên, nếu là một khách hàng thích sự thực dụng và cần một chiếc xe có tính thương mại thì không cái tên nào khác- Xpander 1.5 AT luôn là lựa chọn hàng đầu.
===>>> Tham khảo bảng giá xe Ô tô Huyn đai mới nhất
===>>> Tham khảo bảng giá xe Ô tô Mitsubishi mới nhất