https://muaxegiatot.com/thu-mua-xe-oto-cu

Độ tập trung của con người sẽ được đẩy lên cao nhất khi…ngồi sau vô lăng. Bởi chỉ cần một giây lơ đễnh, bạn sẽ có thể không còn cơ hội nào để hối hận. Đặc biệt là những bác tài chạy xe đường dài, công việc lái xe sẽ đòi hỏi mức độ tập trung rất cao. 

Bên cạnh sự tập trung, các bác tải cũng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn, các mẹo vặt và kinh nghiêm đúc kết từ quá trình lái xe. Dưới đây là danh sách những điều cấm kỵ khi lái xe ô tô mà bất cứ tài xế nào cũng phải thuộc lòng. 

1.Không phanh gấp khi vào cua

Không phanh gấp khi vào cua

Những bác tài mới thường có thói quan phanh gấp khi vào cua dù đang chạy với tốc độ nhanh. Việc phanh gấp có thể khiến cả chiếc xe văng ra ngoài vòng cua theo lực ly tâm. Do đó khi gặp các khúc cua, việc đầu tiên cần làm chính là giảm tốc độ. 

Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay volang, tránh quay volang quá nhiều làm xe lắc đuôi. Hết cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để tay lái tự quay.

Sau đó xoay vô lăng tuỳ vào tốc độ và cảm giác lái, hạn chế quay nhiều lần bởi sẽ khiến đuôi xe bị lắc. Khi hết cua thì trả lái nhẹ nhàng, trả lái quá gấp cũng xe khiến đuôi xe bị lắc. Điều kiếm kỵ là không được thả vô lăng tự quay khi vào cua. 

Đối với những mẫu xe 4 chỗ hoặc 7 chỗ khi gặp vòng cua hẹp cần giữ tốc độ an toàn từ 30-40km/h.

2.Không bật nhạc quá to

Không bật nhạc quá to 

Bật nhạc quá to là một lỗi phổ biến ngày nay, tưởng chừng không có gì nghiêm trọng nhưng thực tế có thể gây nguy hiểm. Việc vặn volume quá lớn sẽ khiến bác tài không thể nghe được các âm thanh bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là tiến còi xe của các phương tiện khác. 

Bên cạnh đó, việc bật nhạc quá to cũng làm giảm đi mức độ tập trung và khả năng quan sát của người lái. Do đó, khi di chuyển chỉ nên bật âm thanh vừa đủ nghe để đảm bảo an toàn, đồng thời không gây ảnh hưởng đến các hành khách ngồi trong xe.

3. Không được dừng xe ở vị trí điểm mù của xe khác

Không được dừng xe ở vị trí điểm mù của xe khác

Điểm mù là gì? Hiểu đơn giản điểm mù là khoảng không gian mà tài xế không thể quan sát được hay nhìn qua gương chiếu hậu bên ngoài. Do đó, nếu không mai di chuyển vào điểm mù của xe khác, các tình huống va chạm có thể xảy ra khi chuyển làn, quay đầu… 

Đối với những xe có kích thước lớn như xe tải, xe bus, xe container, điểm mù sẽ càng lớn và tăng theo tỷ lệ thuận kích thước chiếc xe. Do đó, khi lái xe khách hàng lưu ý tránh những điểm mù sau: 

Điểm mù 2 bên thân xe

Tuyệt đối không chạy song song ở 2 bên của xe tải, xe bus, xe container bởi vị trí người lái sẽ không thể thấy xe của bạn. Nếu chạy song song 2 bên, bạn sẽ không thể thấy tài xế ngồi trong thông qua kính chiếu hậu của họ. Điều này cũng đồng nghĩa họ cũng sẽ không thấy bạn.

Điểm mù phía sau xe 

Những xe có kích thước lớn sẽ không thể quan sát ít nhất 60 m phía sau kể từ phần cuối của đuôi xe. Do đó, bạn cần phải giữ khoảng cách tối thiểu khi chạy phía sau những xe có kích thước lớn. 

Điểm mù phía trước xe

Bạn cũng không nên chạy phía trước xe tải, xe bus, xe container với khoảng cách quá gần. Bởi lẽ những loại xe này còn một khoảng trống lớn để có thể hãm tốc. Điển hình như khi đang chạy ở vận tốc 80km/h, một chiếc xe bus cần 60 m để phanh và dừng hẳn. Đối với xe tải thì con số sẽ tăng lên đến 130 m. 

4. Không bật Cruise Control khi trời mưa

Không bật Cruise Control khi trời mưa

Các chuyên gia đã cảnh báo, khi trời nên tuyệt đối không bật tính năng Cruise Control (ga tự động).Tính năng này khiến tài xế không thường để chân ở bàn đạp phanh khiến  người lái không thể chủ động được tốc độ nếu gặp sự cố bất ngờ. Chế độ Cruise Control chỉ giúp ích cho người lái trong điều kiện thời tiết khô ráo. 

5. Không nên rà phanh liên tục khi xe xuống dốc

Không nên rà phanh liên tục khi xe xuống dốc

Những tài xế không có kinh nghiệm khi đi đèo dốc thường có thói quen rà phanh liên tục khi xe xuống dốc. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là những cung đèo dài, việc phanh liên tục sẽ khiến phanh rất nóng. Đến một thời điểm phanh sẽ mất tác dụng, từ đó xe sẽ tự lao xuống dốc. 

Trong trường hợp đổ đèo, người lái chỉ nên dùng lực hãm của động cơ xe để giảm tốc độ bằng cách chuyển về số thấp. Cấp số lựa chọn phải bằng hoặc thấp hơn cấp số vận hành khi điều khiển xe lên dốc. 

Tài xế cũng cần lưu ý thêm, trước khi đổ đèo hoặc xuống dốc cần về số thấp từ trước. Bởi khi chiếc xe đã trôi dốc, người lái sẽ rất khó điều khiển về số thấp.

> Tại sao xe máy điện ngày càng được ưa chuộng

> 7 lưu ý khi sử dụng ô tô mùa dịch Corona

Đánh giá bài viết!