Nếu ở phân khúc xe hơi dân dụng những chiếc xe của Ford có phần lép vế hơn hẳn xe Nhật thì làng bán tải lại là một câu chuyện khác. Ngoài sự đình đám và nổi trội của vua bán tải “Ford Ranger”, chưa một cái tên nào có sự đột phá về doanh số và vượt mặt Ranger dù chỉ một lần.
Hẩm hiu hơn, số phận của Isuzu D-Max lại nằm ở chót bảng. Bảng thống kê cho thấy doanh số cộng dồn 3 tháng liên tục của D-Max thấp đến tận đáy và Ford Ranger bán chạy gấp 23 lần.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến mẫu xe Nhật này trở nên “thất sủng” ở dải đất hình chữ S trước mặt các đối thủ kỳ cựu khác?
Doanh số | Ranger | Triton | Hilux | Colorado | BT-50 | D-Max |
4/2019 | 438 | 177 | 242 | 161 | 110 | 62 |
5/2019 | 1100 | 232 | 230 | 166 | 81 | 41 |
6/2019 | 1174 | 184 | 143 | 110 | 129 | 14 |
Cộng dồn 3 tháng | 2712 | 593 | 615 | 437 | 320 | 117 |
Xem chi tiết | Xem chi tiết | Xem chi tiết | Xem chi tiết | Xem chi tiết | Xem chi tiết |
Khả năng vận hành ưu tiên hàng đầu
Bỏ đi chiến lược bền bỉ, thực dụng đã quá quen thuộc trên những chiếc xe Nhật, phân khúc bán tải được cánh mày râu cân nhắc lựa chọn ở khả năng vận hành.
Nếu ở chiếc Ford Ranger, khách hàng có quá nhiều lựa chọn với 3 kiểu động cơ dầu là Turbo Diesel, Single Turbo Diesel và Bi Turbo Diesel cho công suất từ 160-213 mã lực thì D-Max hạn chế với 2 lựa chọn đi kèm năng lượng 108-130 mã yết ớt hơn hẳn!
Với những mẫu xe chạy máy dầu như hai mẫu xe D-Max và Ranger thì điều khách hàng cần tận dụng nhất vẫn là sức kéo của nó. Đề pa ở những cấp số thấp, Ranger gầm gừ và vào số nhanh hơn, nhất là với hộp số tự động 10 cấp, xe cực bốc, máy khỏe và rất thoát ga.
Trong khi đó, D-Max dừng lại ở 6 cấp số cùng 130 mã lực, xe không thực hiện được những cú vọt ga bất ngờ mà lại khá ì ạch để vượt lên.
Mặt khác, nếu cả Ranger và D-Max cùng chạy với tốc độ 100 km/h trên đường cao tốc thì mẫu xe của Nhật hụt hơi, đuối sức bởi độ lì cao khiến xe liên tục trễ ga.
Về khả năng Off-road hay vượt địa hình, xe Ranger bỏ xa D-Max bởi những trang bị hàng đầu phân khúc.
Nếu chiếc D-Max chỉ dừng lại ở hệ dẫn động 4×4 hay cầu sau thì Ford Ranger “ăn đứt” với hai cầu chủ động cùng tính năng khóa vi cầu giữa giúp phân bổ lực hợp lý để chiếc xe vượt địa hình hiệu quả.
Khả năng cách âm
Dù chỉ là một yếu tố rất nhỏ nhưng những chiếc xe bán tải nhà Ford đã và đang khiến khách hàng hài lòng trong nhiều năm qua.
Nếu bạn thường xuyên nhức đầu, say sóng vì tiếng ồn quen thuộc của những chiếc xe máy dầu vọng hết cả khoang cabin thì Ranger hạn chế tối đa điều đó.Với bộ lốp dày 265/60R18, Ranger ăn đứt thông số 255/60R18 của D-Max về cả độ êm ái và khả năng cách âm.
Nội-ngoại thất và mức tiện nghi
Về mặt ngoại thất, bán tải Isuzu D-Max toát lên chất thanh thoát nhẹ nhàng với những đường nét sắc sảo trên cơ thể. Tuy nhiên nếu lựa chọn bán tải, người ta vẫn thiên về những chiếc xe cơ bắp cuồn cuộn hay đậm chất địa hình như Ranger.
Dù D-Max có ưu điểm là phần thùng hàng cứng cáp, chịu lực tốt, chống xước và tính đàn hồi cao. Tuy vậy, xe lại có khuyết điểm khiến đa phần khách hàng dè chừng là kích thước thùng nhỏ hơn các đối thủ cùng phân khúc.
Bên trong xe, D-Max “bảo thủ” với lối thiết kế thực dụng, tổng thể khoang cabin không bật lên sự mới mẻ và hiện đại. Các thiết bị kỹ thuật, công nghệ bày trí sơ sài và khá thô khiến nội thất xe không mấy bắt mắt.
Ngân sách quảng cáo còn hạn chế
Những năm gần đây, bóng dáng của D-Max trên các phương tiện truyền thông ngày một thưa dần. Thay vào đó, các đối thủ máu mặt như Nissan Navara hay Mitsubishi Triton xuất hiện dày đặc hơn.
Chính vì vậy, tâm lý khách hàng cũng chững lại bởi họ không thể chờ lâu để mua một mẫu xe mãi mà không thấy xuất hiện hay nâng cấp. Liệu về lâu dài, D-Max có thực sự hồi sinh hay vẫn mãi loanh quanh với mức doanh số bán thấp đến tận đáy.
Tham khảo:
✅ Bảng giá xe Ô tô Isuzu mới nhất 2024
✅ Bảng giá xe tải Isuzu mới nhất 2024