Volvo là hãng xe sang toàn cầu nổi tiếng với những chiếc xe được mệnh danh là an toàn nhất thế giới. Để có thể trở thành một tượng đài trong nền công nghiệp ô tô như hiện nay, Volvo đã trải qua rất nhiều những cuộc khủng hoảng, thậm chí là phải “đổi chủ” liên tục.

volvo s90 2018 luoi tan nhiet

Hãy cùng Muaxegiatot.com tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển và những điều ít ai biết về hãng xe Volvo.  

Ý nghĩa của tên Volvo

Tập đoàn ô tô Volvo ra đời vào năm 1927 tại Gothenburg, Thụy Điển. Ban đầu, Volvo là công ty con của SKF – nhà sản xuất ổ bi lớn nhất thế giới thời bấy giờ và cho đến hiện tại.

Volvo thực chất là một từ trong tiếng Latin, có nghĩa là “I roll” (tạm dịch: tôi lăn). Cái tên này có liên quan đến công ty mẹ SKF vốn là nhà sản xuất ổ bi.

Lầm tưởng về logo của Volvo

volvo-logoNhiều khách hàng khi nhìn vào logo của Volvo thường nghĩ rằng đầy là biểu tượng nam giới. Không thể phủ nhận, ký hiệu này rất giống với biểu tượng của nam giới.

Tuy nhiên, thực chất đây là một ký hiệu hóa học cổ của sắt. Trong thời La Mã cổ đại, đây là biểu tượng đại diện cho thần Chiến tranh Mars. Ký hiệu sắt của Volvo có mục đích thể hiện sự bền bỉ, sức mạnh và sự an toàn.

Những lần “đổi chủ” của Volvo

Năm 1999

  • Hãng xe Ford chính thức mua lại Volvo với giá trị hợp đồng lên đến 6,4 tỷ USD

Năm 2010

Ford đứng trước khủng hoảng, từ năm 2005-2008, hãng xe Mỹ lỗ đến 24 tỉ USD. Volvo cũng đóng góp không nhỏ vào sự khủng hoảng với thua lỗ trước thuế lên tới 458 triệu USD. Bên cạnh đó, xe Volvo ngày càng đắt đỏ tại Mỹ do đồng đô la mất giá trước đồng Krona của Thụy Điển khiến doanh số giảm mạnh.

Để giải quyết tình hình cấp bách, Ford đã quyết định bán lại Volvo cho Tập đoàn Cổ phần Cát Lợi Chiết Giang (Zhejiang Geely Holding Group) của Trung Quốc. Giá trị hợp đồng bây giờ chỉ còn 1,8 tỷ USD nhưng đã được xem là thương vụ đắt nhất mà một hãng xe Trung Quốc từng chi trả.

Bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử Volvo

Khi Geely – Hãng xe hơi tại trung Quốc mua lại Volvo từ Ford năm 2010, nhiều khách hàng trên thế giới ngay lập tức hoài nghi về “sự thuần khiết” của thương hiệu Bắc Âu.

Người tiêu dùng lo lắng là hoàn toàn có căn cứ. Bởi lẽ, các thương vụ của các hãng xe Trung Quốc đa số nhắm đến lợi ích sử dụng công nghệ khi thâu tóm một thương hiệu. Hoặc biến hãng xe đó thành một phiên bản mới ở thị trường Trung Quốc.

Volvo ÖV 4 - chiếc xe đầu tiên của Volvo - rời nhà máy vào ngày 14 tháng 4 năm 1927. Chiếc xe có biệt danh “Jakob” này sử dụng động cơ 2 lít 4 xi-lanh.
Volvo ÖV 4 – chiếc xe đầu tiên của Volvo – rời nhà máy vào ngày 14 tháng 4 năm 1927. Chiếc xe có biệt danh “Jakob” này sử dụng động cơ 2 lít 4 xi-lanh.

Thậm chí, nhiều hãng xe sau khi được các công ty Trung Quốc mua lại còn nhận được kết quả tàn nhẫn hơn. Đơn cử như thương vụ mua lại 49% cổ phần của Ssangyong (Hàn Quốc) từ Thượng Hải Auto (SAIC) – hãng xe lớn nhất Trung Quốc thời điểm đó.

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh này càng đi xuống khi SAIC không giải quyết ổn thỏa bài toán phúc lợi công nhân. Ngay lập tức, các cuộc đình công của người lao động diễn ra khiến Ssangyong phải nộp đơn phá sản vào năm 2009.

Tuy nhiên, tỷ phú Li Shufu – ông chủ Geely đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ khi để Volvo tiếp tục phát huy đúng với những giá trị vốn có. Tỷ phú Li Shufu chia sẻ trên tờ Financial Times: “Tôi muốn đây là một hãng xe sang độc lập, chúng tôi không có ý định phá huỷ thương hiệu này”.

Lời nói của tỷ phú Li Shufu đã được thực hiện một cách trọn vẹn. Trong vòng 10 năm qua, khi tham quan hà máy, bảo tàng, trung tâm trải nghiệm hay kể cả các showroom trưng bày. Khách hàng sẽ không thể tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy Volvo thuộc sở hữu của một hãng xe Trung Quốc.

Volvo XC60, Một trong những chiếc xe của Volvo được mệnh danh là an toàn nhất thế giới
Volvo XC60, Một trong những chiếc xe của Volvo được mệnh danh là an toàn nhất thế giới

Tham khảo các mẫu xe bán tại Việt Nam

Hakan Suelsson – CEO của Volvo cũng chia sẻ với tờ Bloomberg rằng: “Volvo khó có thể vươn lên một công ty toàn cầu nếu không có sự hậu thuẫn từ Geely. Li Shufu thực sự là một ông chủ phủ hợp, trái ngược với những lo ngại ban đầu.”

Ngay khi tiếp quản Volvo, tỷ phú người Trung Quốc đã nhận ra rằng vấn đề mà hãng xe Thụy Điển gặp phải không nằm ở khâu sản phẩm. Vấn đề chính nằm ở quy mô, do đó cách để Volvo có thể trở thành hãng xe sang tầm cỡ thế giới là rót vào thật nhiều tiền.

Sau bản hợp đồng 1,8 tỷ USD mua lại Volvo từ Ford, tỷ phú Li Shufu đã đổ thêm 10 tỷ USD cho hãng xe Thụy Điển. Không những vậy, Volvo cũng không cần phải nộp tiền sau mỗi năm kinh doanh cho hãng xe Trung Quốc. Số tiền đó sẽ dùng để tái đầu tư vào sản phẩm.

Với những sự trợ giúp tuyệt vời từ tỷ phú Li Shufu, Volvo như được hồi sinh và phát triển nhanh chóng. Đến thời điểm hiện tại, Volvo đã trở thành một trong những hãng xe sang tầm cỡ nhất thế giới đúng theo tham vọng của tỷ phú Li Shufu.

Volvo – Một hãng xe đề cao an toàn lên trên tất cả

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Volvo luôn chú trọng hệ thống an toàn trên những sản phẩm của mình. Kính nhiều lớp, dây an toàn 3 điểm và ghế trẻ em được sử dụng phổ biến trên xe hơi ngày nay chính là phát minh của hãng xe Thụy Điển.

Volvo đóng góp lớn vào công nghệ đai an toàn trên xe hơi
Volvo đóng góp lớn vào công nghệ đai an toàn trên xe hơi

Tuy nhiên, Volvo đã không đăng ký bản quyền mà cho phép sử dụng rộng rãi cho toàn bộ xe hơi trên thế giới. Bên cạnh đó, Volvo cũng có công rất lớn trong việc tiên phong áp dụng các công nghệ an toàn như túi khí rèm cửa, hệ thống bảo vệ chống va chạm từ hông xe, hệ thống cảnh báo điểm mù, khung xe chống lật.

Bước sang thế kỷ 21, Volvo vẫn không ngừng phát huy giá trị cốt lõi của mình với hàng loạt các hệ thống an toàn tối tân. Có thể kể đến như hệ thống phanh phát hiện người đi đường/xe đạp và Alcolock, túi khí cho người đi bộ, hệ thống ngăn người lái sử dụng xe nếu vượt quá nồng độ cồn cho phép.

>> Tham khảo: Giá bán các mẫu xe Volvo tại Việt Nam

4.7/5 - (3 bình chọn)