Ngày 28/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2023/NĐ-CP về việc giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô đối với những mẫu ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhằm kích thích tiêu dùng.
Do đó, đã không ít khách hàng Việt chuyển ý định từ mua xe nhập khẩu sang lắp ráp để được hưởng ưu đãi từ Nghị định mới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về Nghị định và quyền lợi mà người tiêu dùng được hưởng.
Vậy nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu? Đây là câu hỏi của rất nhiều khách hàng. Hỵ vọng qua những thông tin mà Mua Xe GIá Tốt cung cấp, khách hàng sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định tối ưu nhất.
Xe lắp ráp trong nước
Sau khi Nghị định Nghị định Nghị định 41/2023/NĐ-CP được ban hành, xe ô tô có xuất xứ lắp ráp trong nước đã giành được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng.
Ở phân khúc xe bình dân, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn đến từ các thương hiệu như Toyota với Vios/Veloz/Avanza/Innova/Fortuner, Honda với City/CR-V, Mitsubishi với Xpander/Outlander….
Ở phân khúc xe sang, thương hiệu Mercedes-Benz được chú ý nhiều nhất với rất nhiều dòng xe lắp ráp trong nước. Có thể kể đến như dòng E-class, C-class và GLC đều được hưởng ưu đãi mới từ Chính phủ. Ngoài ra còn có một số mẫu xe hạng trung cao cấp, nổi bật nhất là cái tên Peugeot với 4 mẫu là 408/3008/5008/Traveller.
Khách hàng có thực sự được hưởng lợi?
Ngay sau khi quyết định giảm thuế trước bạ 50% cho xe lắp ráp trong nước, nhiều đại lý đã lập tức cắt giảm các chương trình khuyến mãi trước đó. Nhiều đại lý Toyota tại Hà Nội đã cắt giảm ngay từ đầu tháng 7.
Điển hình như “mẫu xe quốc dân” Toyota Vios được giảm từ 25-35 triệu đồng thì hiện tại đã quay về đúng giá niêm yết. Một số quà tặng đi kèm như bảo hiểm thân vỏ, phụ kiện cũng đã bị đại lý cắt bỏ.
Tương tự tại TP.HCM, Vios không còn được giảm 20-30 triệu như tháng 6. Những phiên bản của Fortuner như 2.4 AT, MT hiện chỉ còn giảm 30 triệu đồng thay vì 100 triệu động như tháng trước đó.
Đối thủ của Toyota Vios là Honda City cũng có chung tình cảnh khi mức giảm giá 30-40 triệu của tháng 6 thì nay chỉ còn khoảng 15 triệu động.
Nhìn sang các đại lý Mazda, mẫu xe ăn khách nhất là Mazda3 tháng 6 được giảm 35-45 triệu đồng thì sang tháng 7 chỉ còn 20-30 triệu. CX-5 hiện chỉ giảm 50 triệu đồng thay vì 100 triệu đồng như tháng 6.
Xe nhập khẩu
Xe nhập khẩu không nhận được ưu đãi từ Nghị định của chính phủ nhưng bù lại, các chương trình ưu đãi, giảm giá, quà tặng đi kèm vẫn đang được duy trì. Đặc biệt trong thời gian tới, xe nhập khẩu sẽ được hưởng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8.
Do đó, đối với những dòng xe sang từ các thương hiệu lớn như BMW, Audi, Volvo hay Maserati hầu hết đều có mức giá trên 2 tỷ đồng/chiếc. Do đó, việc giảm giảm thuế xuất khẩu mỗi năm từ 7-9% sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được kha khá.
Đơn cử như Mercedes-Benz GLB 200 tại Đức đang có giá 38.000 euro (khoảng 960 triệu đồng). Nếu nhập về Việt Nam ở thời điểm hiện tại, GLB 200 sẽ phải chịu 750 triệu đồng thuế nhập khẩu và 336 triệu đồng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Từ đó khiến giá của Mercedes-Benz GLB 200 bị đẩy lên tới hơn 2 tỷ đồng. Nếu được hưởng ưu đãi giảm 15% thuế nhập khẩu từ Hiệp định EVFTA, giá xe giảm xuống chỉ còn khoảng 1,9 tỷ đồng.
Vậy nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu thời điểm hiện tại?
Theo chúng tôi, ở thời điểm hiện tại, xe ô tô lắp ráp trong nước vẫn là lựa chọn tối ưu hơn dù rằng một số mẫu xe đã bị cắt giảm khuyến mãi.
Thêm vào đó, ưu đãi giảm 50% phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước chỉ kéo dài tới ngày 31/12. Do đó, khách hàng nên tận dụng thời gian này kết hợp cùng các chính sách khuyến mãi theo từng thời điểm để đưa ra quyết định.
Về phía xe nhập khẩu, nếu khách hàng có tài chính tốt thì vẫn có thể mua xe ở thời điểm này. Bởi nếu xe nhập khẩu hưởng ưu đãi của Hiệp định EVFTA, nhiều khuyến mãi hấp dẫn có thể bị cắt bớt.
? Tham khảo: Thu mua xe ô tô cũ giá cao toàn quốc