Hiện tại, trên trang web chính thức của Tổng cục Du lịch đã đăng tải thông tin Việt Nam chính là nước thứ 22 trên thế giới đăng cai Giải đua xe công thức 1. Cụ thể, Hà nội sẽ là nơi được chọn là địa điểm tổ chức chặng đua nằm trong hệ thống Giải Vô địch thế giới Formula 1.

Với sự kiện chuyên nghiệp, mang tầm quốc tế này, ngành du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội quảng bá hình ảnh con người và đất nước. Đồng thời đây cũng là đòn bẩy giúp ngành du lịch vượt qua cuộc khủng hoảng do dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra trong suốt thời gian qua.

dua-xe-cong-thuc-1-1

Giải đua xe công thức F1 sắp tới sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5/4-2020. Đây sẽ là chặng đua thứ 3 tại mùa giải sau khi các tay đua vừa hoàn thành xong chặng đua ở Melbourne (Úc) và Bahrain.

Trước khi giải đua này diễn ra, hãy cùng Mua Xe Giá Tốt nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của giải đua xe công thức F1.

Khởi nguồn của giải đua xe công thức F1

Giải đua xe công thức F1 (tên đầy đủ là Formula One) bắt nguồn từ những giải đua European Grand Prix championship có từ những năm 1920. Phải mất khoảng 26 năm, các quy tắc của giải đấu gần được hoàn chỉnh chuẩn hóa bởi Liên đoàn Xe hơi Quốc tế FIA.

Giải đua xe Công thức 1 bắt nguồn từ các giải Grand Prix tổ chức từ những năm 1920 và 1930.
Giải đua xe Công thức 1 bắt nguồn từ các giải Grand Prix tổ chức từ những năm 1920 và 1930.

Tên giải đua Formula One được hình thành bắt nguồn từ bộ quy tắc mà Liên đoàn Xe hơi Quốc tế FIA ban hành. Theo đó, tất cả các tay đua tham gia đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đã được đề ra.

Trong những năm đầu tiên của giải đua xe công thức F1, các tay đua phải trải qua 20 chặng đua kéo dài từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu tại châu Âu. Thời gian đầu, hầu hết các tay đua đến từ Italia. Trước những năm 1950, giải đua được thống trị bởi đội đua Alfa Romeo.

Những cột mốc đáng chú ý trong lịch sử giải đua xe công thức F1

-Năm 1958: Chiều dài của giải đua giảm từ 483 km (300 dặm) xuống còn 322 km (200 dặm). Đồng thời, các xe đua phải sử dụng xăng máy bay (Avgas) thay vì các hỗn hợp nhiên liệu với methanol.

Chiếc Cooper được điều khiển bởi Stirling Moss tại chặng Argentine Grand Prix.
Chiếc Cooper được điều khiển bởi Stirling Moss tại chặng Argentine Grand Prix.

-Năm 1961: ban tổ chức quy định các mẫu xe đua tham gia phải tuân thủ động cơ chỉ có dung tích 1.5L không có siêu nạp.

-Năm 1962: giải đua xe công thức F1 đã chứng khiến nước đột phá công nghệ khi đội Lotus sử dụng khung gầm liền thân từ nhôm nguyên khối. Trước đó, tất cả các mẫu xe đua chỉ sử dụng kiểu khung gầm kiểu “spaceframe”.

Thời điểm này cũng chính là khởi nguồn của Kỷ Nguyên Lotus, từ đó những chiếc xe đua và động cơ đã trở nên đáng tin cậy hơn.

Porsche 804 Xe đua Công thức 1 năm 1962
Porsche 804 Xe đua Công thức 1 năm 1962

-Năm 1965: đây là năm cuối cùng cho phép các mẫu xe đua sử dụng động cơ 1.5L.

-Năm 1966: ban tổ chức đã cho phép các mẫu xe đua sử dụng động cơ 3.0L

-Năm 1968: Tay đua Jim Clark tử vong trên đường đua đã tạo ra chấn động vô cùng lớn. Điều này đã khiến ban tổ chức phải bổ sung hàng loạt các quy định đảm bảo an toàn để không xảy ra tình trạng đáng tiếc như vậy.

-Năm 1970: sau khi nổi tiếng với phát minh tạo ra khung gầm liền thân từ nhôm nguyên khối. Đội Lotus tiếp tục giới thiệu khí động lực học về hiệu ứng mặt đất. Phát minh này giúp tạo ra lực ép rất lớn xuống mặt đất và cải thiện đáng kể tốc độ bẻ cua.

Giai đoạn các tiêu chuẩn an toàn được thắt chặt (1980-2009)

-Năm 1982: sau khi phát hiện ra chất liệu sợi carbon có cấu trúc vững chắc hơn. Ban tổ chức đã quy định các mẫu xe đua phải chế tạo khung gầm từ sợi carbon, thay thế cho chất liệu nhôm. Sau khi áp dụng, đã giúp giảm thiểu thiệt mạng đáng kể trên đường đua.

-Năm 1994: nhiều người bất ngờ khi FIA cấm sử dụng các hệ thống tăng cường hiệu suất. Điều này dẫn đến việc công suất tăng dần qua các năm nhưng các mẫu xe đua không còn đảm bảo mức an toàn cần thiết.

Chính sự thay đổi này của FIA đã dẫn đến cái chết đầy thương tiếc của tay đua huyền thoại Ayrton Senna và tay đua người Áo Roland Ratzenberger. Đây trở thành một hồi chuông cảnh tỉnh cho FIA trước những quyết định của họ.

-Năm 2003: sau cái chết của 2 tay đua vào năm 1994, FIA đã cùng rất nhiều chuyên gia xây dựng hệ thống hỗ trợ an toàn đầu và cổ (HANS). Qua đó giúp tăng cường độ an toàn trên các chặng đua.

Ralf Schumacher trong chiếc BMW-Williams (2003)
Ralf Schumacher trong chiếc BMW-Williams (2003)

-Năm 2008: nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng khiến giải đua xe công thức F1 bị ảnh hưởng nặng nề. Thậm chí, nhiều hãng xe đã phải rút lui và bán đi đội đua, điển hình như Honda, BMW, Toyota

-Năm 2017: FIA bắt buộc các đội đua phải áp dụng hệ thống an toàn HALO xung quanh khoang lái. Chất liệu được chọn để chế tạo là titanium với tổng trọng lượng rơi vào khoảng 9 kg.

Tham khảo: Giá xe Ô tô 2024

5/5 - (2 bình chọn)