Ít ai biết rằng, thương hiệu Mazda nổi tiếng thế giới có xuất phát điểm là thương hiệu chuyên sản xuất máy móc công cụ. Chiếc xe đầu tiên Mazda sản xuất không phải là một chiếc ô tô mà chỉ là chiếc xe ba gác chuyên dùng chở hàng. 

Dù vậy, đó cũng là tiền đề, nền tảng để Mazda có thể phát triển vượt bậc như hiện tại. Trải qua nhiều nốt thăng trầm trong lịch sử, đến nay Mazda đã trở thành một hãng xe tầm cỡ, nổi tiếng trên thế giới với rất nhiều sản phẩm chất lượng.

Hãy cùng Mua Xe Giá Tốt nhìn lại quá trình hình thành và những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử của thương hiệu Mazda.

Nguồn gốc tên thương hiệu Mazda

Logo Mazda
Logo Mazda

Người đặt tên cho hãng xe Mazda chính là Ông Jujiro Matsuda, đồng thời cũng là nhà sáng lập. Lý do Jujiro Matsuda chọn tên Mazda là bởi nó có nguồn gốc từ Ahura Mazda trong tiếng Iran cổ, tượng trưng cho sự thông thái và hài hoà.

Ông Jujiro Matsuda vốn là một người rất tôn sùng các vị thần linh. Do đó, việc đặt tên Mazda được cho là để thể hiện sự tôn trọng đối với với gia đình và Zoroastrianism (Hoả giáo).

Những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử thương hiệu Mazda

Giai đoạn khởi nghiệp

-Những năm 1920: Ban đầu tên gọi đầu tiên của hãng chính là Toyo Cork Kogyo thay vì Mazda như hiện tại. Thời điểm này, Toyo Cork Kogyo là công ty chuyên sản xuất máy móc nông cụ tọa lạc tại Thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

-Năm 1927: Toyo Cork Kogyo chính thức đổi tên thành Toyo Kogyo

Mazda-Go mẫu xe đầu tiên mang thương hiệu Mazda.
Mazda-Go mẫu xe đầu tiên mang thương hiệu Mazda.

-Năm 1931: Toyo Kogyo mới chính thức bước vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Tuy nhiên, chiếc xe đầu tiên của hãng lại là một chiếc xe ba gác có tên gọi Mazda-Go, ra đời tại Hiroshima. Chiếc xe này trông như một chiếc xe máy được độ thêm một hộc chứa hàng phía sau.

-Giai đoạn 1950-1960: đến năm 1950, Toyo Kogyo mới chính thức sản sản xuất những chiếc xe 4 bánh cỡ nhỏ. Chiếc xe 4 bánh đầu tiên mà hãng giới thiệu là coupe R360 đã nhận được khá nhiều lời khen từ giới chuyên môn lẫn khách hàng.

Tuy nhiên, số phận của Toyo Kogyo cũng tương tự một số hãng xe khác là phải dừng sản xuất do thế chiến thứ 2.

Đồng thời trong giai đoạn này, thành phố Hiroshima cùng phải hứng chịu thảm hoạ bom nguyên tử chấn động trong lịch sử. Trong giai đoạn này, Toyo Kogyo chủ yếu sản xuất súng trường cho quân đội Nhật.

Chiếc Cosmo thể thao phiên bản năm 1967 là chiếc xe thuộc phiên bản giới hạn.
Chiếc Cosmo thể thao phiên bản năm 1967 là chiếc xe thuộc phiên bản giới hạn.

-Năm 1967: Toyo Kogyo chính thức quay lại sản xuất và cho ra đời chiếc xe động cơ quay đầu tiên có tên Cosmo Sport 110S. Kể từ thời điểm ra mắt cho đến tận ngày nay, Mazda vẫn là hãng xe duy nhất trên thế giới sử dụng động cơ quay Wankel.

Năm 1970: Trong lúc Cosmo Sport 110S đang tạo được tiếng vang lớn, Toyo Kogyo đã nhanh chóng chớp thời cơ mở rộng thị trường tại Hoa kỳ vào năm 1970.

Bên cạnh Cosmo Sport 110S, Toyo Kogyo còn mang đến cho khách hàng Mỹ một sự lựa chọn hấp dẫn – mẫu coupe R100. Mẫu xe mới này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ tự người dùng.

Giai đoạn khủng hoảng

-Năm 1973: tình hình kinh doanh của Toyo Kogyo gặp rất nhiều trở ngại khi nổ ra cuộc khủng hoảng dầu khí. Cuộc khủng hoảng này đã đẩy giá bán của nhiên liệu lên rất cao khiến thói quen tiêu dùng của người Mỹ thay đổi.

Khách hàng Mỹ có xu hướng chuyển sang các mẫu xe có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt. Trong khi đó, những mẫu xe với động cơ quay của Toyo Kogyo tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu khiến doanh số bán giảm sút nghiêm trọng.

Nhận thấy xu hướng tiêu dùng đang dịch chuyển, Toyo Kogyo đã nhanh chóng thay đổi chiến thuật. Công ty dần chuyển sang sản xuất các mẫu ô tô sử dụng động cơ pit-tông. Đồng thời sản xuất nhiều dòng xe sử dụng động cơ I4 trong suốt thập niên 70.

Nhờ sự điều chỉnh kịp thời, Toyo Kogyo dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và phục hồi vị thế của mình nhanh chóng.

Model RX-4 “lừng danh” của hãng xe Mazda.
Model RX-4 “lừng danh” của hãng xe Mazda.

-Năm 1978: thời điểm này, những mẫu xe thể thao có giá bán rất cao khiến khách hàng khó khăn trong việc tiếp cận. Toyo Kogyo đã nhanh chóng chớp thời cơ khi cho ra mắt mẫu xe thể thao Mazda RX-7 với giá bán “mềm”. Hiển nhiên, mẫu xe trở nên cực hot và giúp hãng gặt hái được nhiều thành công.

Thời kỳ hoàng kim của Mazda

Năm 1984: Đến tận thời điểm này, Toyo Kogyo mới chính thức đổi tên thành Mazda và được sử dụng cho đến tận ngày nay.

MX-5 mẫu xe thể thao mui trần nổi tiếng trên toàn thế giới.
MX-5 mẫu xe thể thao mui trần nổi tiếng trên toàn thế giới.

Năm 1989: Mazda trình làng Miata MX-5, không quá lời khi nói đây là mẫu xe thành công nhất trong lịch sử Mazda từ trước đến nay.

Miata MX-5 bỗng trở thành một hiện tượng tại nhiều quốc gia nhờ sở hữu vẻ ngoài nhỏ gọn nhưng đậm chất thể thao. Điều đặc biệt là giá thành không quá đắt đỏ chính là chìa khóa giúp Mazda thành công rực rỡ.

-Giai đoạn 2000-2009: thời điểm này, Miata MX-5 không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ mà còn ghi tên mình vào Kỷ lục Guinness với danh hiệu “Mẫu xe thể thao 2 cửa bán chạy nhất thế giới”.  

Sau 20 năm có mặt trên thị trường, Miata MX-5 đã mang về cho Mazda 180 giải thưởng lớn cùng với doanh số 900.000 chiếc vào năm 2009. Đó là lý do vì sao, Miata MX-5 được bình chọn là chiếc xe vĩ đại nhất trong lịch sử Mazda.

-Năm 2015: huyền thoại Miata MX-5 chính thức cán mốc 1 triệu chiếc được sản xuất. Đây là nhân tố quan trọng góp phần giúp Mazda trở thành hạng xe giá trị xếp thứ 15 trên thế giới.

Giai đoạn 2015- đến nay: Hiện tại, trung bình mỗi năm Mazda cung cấp ra thị trường 1,5 triệu chiếc ô tô. Trong đó, nơi tiêu thụ nhiều nhất chính là thị trường Nhật Bản. Kế đến là các thị trường khác như Mỹ, Nga,  Australia, châu Âu, Australia và cuối cùng là Đông Nam Á.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mazda đang xếp vị trí thứ 4 trong Top các thương hiệu ô tô mạnh nhất Nhật Bản (xếp sau Toyota, Nissan và Honda.).

xe-2020-mazda-3-10-xe-ban-chay-2019-muaxegiatot-vnTrong đó những mẫu xe đang tạo cho Mazda đà thăng tiến vượt bậc tại Việt Nam phải kể đến như Mazda 3 với doanh số bán cộng dồn năm 2019 đạt 13.761 chiếc. Mazda3 hiện đang thống trị phân khúc sedan hạng C trong những năm qua.

Kế đến là Mazda CX-5 với doanh số bán cộng dồn năm 2019 đạt 10.231 xe hiện cũng đang là một trong những mẫu Crossover “ăn khách” nhất hiện nay.

=> Tham khảo: Giá bán các dòng xe Mazda mới tại Việt Nam

4/5 - (4 bình chọn)