Nhắc đến những thương hiệu ô tô nổi tiếng tại Hàn Quốc, đa số mọi người sẽ nghĩ ngay đến Hyundai hay Kia. Chính hai cái bóng quá lớn này đã khiến thương hiệu Ssangyong trở nên mờ nhạt dù là hãng ô tô lớn thứ 4 tại Hàn Quốc.

Lịch sử hãng xe Ssangyong

Ssangyong cũng là một thương hiệu ô tô lâu đời hơn 70 năm và đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm trong suốt quá trình lịch sử. Hôm nay, hãy cùng Mua Xe Giá Tốt tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển đầy khó khăn của Ssangyong.

Ý nghĩa tên gọi và logo của Ssangyong

SsangYong Motor Company được thành lập vào năm 1954 với tên gọi ban đầu là công ty Hadonghwan, đến năm 1977, công ty đổi tên thành Dong-A.

Năm 1986 đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử hãng xe khi công ty chính thức đổi tên thành Ssangyong sau khi trình làng thế hệ mới Korando tại thị trường Nhật Bản. Đây cũng là mẫu mẫu xe tạo tiếng vang lớn cho Ssangyong.

Trong tiếng Hàn, SsangYong có nghĩa là “Hai con rồng” thể hiện khát vọng lớn, vươn xa ra thế giới.

ssangyong-logo
Logo SsangYong

Ban đầu, hãng không có logo riêng, thứ để nhận biết xe SsangYong thời điểm đó chỉ là số series và ngôi sao trắng 5 cánh trên nắp capo. Đến những năm 60,  SsangYong mới chính thức áp dụng logo “Lưỡng Long” trên các mẫu xe của mình.

Tiền thân của hãng xe Ssangyong

Hãng xe Ssangyong tiền thân là Xí nghiệp sản xuất Ha Dong-Hwan ra đời năm 1954 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất xe tải thương mại, xe tải hạng nặng, xe bus, xe cứu thương.Đặc biệt, Ssangyong còn được quân đội Hoa Kỳ tín nhiệm đặt hàng những chiếc xe jeep.

Giai đoạn “ăn nên làm ra” của Ssangyong

Những năm 1988-1995 có thể nói là giai đoạn “ăn nên làm ra” của Ssangyong. Đáng chú ý nhất  là việc Ssangyong có đủ tiềm lực tài chính để “thâu tóm” cả hãng xe Panther nổi tiếng đến từ Anh Quốc và một số thương vụ khác.

Năm 1991, Ssangyong đã thực hiện quyết định táo bạo khi ký kết thỏa thuận chiến lược với Mercedes-Benz AG. Thỏa thuận này cho phép Ssangyong có thể sử dụng một số loại khung gầm của nhà “Mẹc”.

SsangYong Chairman

Thành công nhất phải kể đến chiếc SsangYong Chairman ra mắt công chúng ngay trong năm đầu thỏa thuận được ký kết. Cụ thể, Chairman là dòng sedan cỡ lớn có khung gầm chung với Mercedes-Benz W124 vốn đang được áp dụng trên Mercedes-Benz S-Class.

Trong giai đoạn 1991-1993, Ssangyong cũng nổi tiếng với việc ản xuất các xe roadster Panther Kallistal với khả năng vận hành mạnh mẽ, độ bền bỉ cao và chất lượng được đa số khách hàng đánh giá rất cao.

Giai đoạn thăng trầm của Ssangyong

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 đã khiến tình hình kinh doanh của SsangYong bị ảnh hưởng nặng nề. Không thể tiếp tục gồng gánh, SsangYong đã quyết định bán lại 49% cổ phần của mình cho Tập đoàn Công nghiệp Ô tô Thượng Hải (SAIC) của Trung Quốc vào cuối năm 2004.

Tưởng chừng khó khăn của SsangYong sẽ được cải thiện khi về tay ông lớn SAIC. Tuy nhiên kể từ khi mua 49% cổ phần, SAIC lại không rót thêm vốn vào SsangYong để khôi phục thương hiệu này.

Korando - Mẫu ô tô nổi tiếng của SsangYong
Korando – Mẫu ô tô nổi tiếng của SsangYong

Không những vậy, SsangYong còn bị các công nhân chiếm giữ nhà máy 77 ngày khoảng từ tháng 5-7/2009 của hãng tại Pyeongtaek do quyết định cắt giảm 30% nhân sự. Không thể duy trì công ty, SsangYong đã phải xin phá sản.

“Ánh sáng mở ra nơi cuối đường hầm” diễn ra đối với SsangYong khi Tòa án Tối cao Seoul quyết định giải cứu công ty vào tháng 12/2009. Theo đó, đối với khoản nợ trên 1 tỷ USD, SsangYong sẽ được trả dần trong 10 năm.

Bên cạnh đó, để SAIC không còn có thể nắm quyền kiểm soát. Tòa án Tối cao Seoul  đã cắt giảm số giá trị cổ phần của họ từ 51% xuống còn 11,2% bởi SAIC đã ăn cắp công nghệ độc quyền của Ssangyong.

SsangYong về tay Mahindra

Đến năm 2011, Ssangyong chính thức có chủ mới. Đó chính là Mahindra – Nhà sản xuất xe thể thao việt dã số một Ấn Độ. Sau 6 tháng ròng rã đàm phán, Mahindra đã chính thức sở hữu Ssangyong với mức giá chuyển nhượng được công bố 463 triệu USD tương ứng với 70% cổ phần của tập đoàn Ssangyong.

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Mahindra đã mạnh tay chi 77 triệu USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngay từ năm đầu tiên tiếp quản Ssangyong. Bên cạnh đó, Mahindra còn chi thêm 36 triệu USD phục vụ cho việc đánh bóng thương hiệu Ssangyong.

SsangYong thời điểm hiện tại

Mọi sự cố gắng của Mahindra vẫn chưa thể giúp SsangYong cải thiện tình hình. Trong 10 năm qua, Ssangyong trở nên mờ nhạt trong ngành công nghiệp ô tô và không có thành tựu nào nổi bật.

Ssangyong Korando Turismo
Ssangyong Korando Turismo

Ssangyong kỳ vọng sự kiện ra mắt SUV Korando thuần điện tại châu Âu ở triển lãm Geneva năm ngoái giúp thương hiệu cải thiện tình hình. Tuy nhiên, sự kiện đã bị hủy do dịch bệnh Covid-19.

Do đó, tình hình hiện tại của Ssangyong còn khó khăn hơn cả thời điểm 2010 cận kề phá sản trước khi được Mahindra giải cứu. Cũng chính vì dịch bệnh Covid-19, Mahidra đã rút lại quyết định đầu tư 423 triệu USD để vực dậy Ssangyong. Điều này cũng khá dễ hiểu khi các lệnh cấm tụ tập đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của hãng xe Ấn Độ.

Có thể thấy, SsangYong thời điểm hiện tại vẫn đang rất khó khăn. Tương lại của thương hiệu trở nên mơ hồ và có nguy cơ cao sẽ phá sản nếu dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài.

??? Tham khảo: Giới thiệu hãng xe KG Mobility (SsangYong đã đổi tên thương hiệu thành KG Mobility)

5/5 - (2 bình chọn)